Nhóm người anti-vacxin gia tăng đang thúc đẩy sự bùng phát các trường hợp mắc bệnh sởi từ Philippines đến tiểu bang Washington và có nguy cơ huỷ hoại các nỗ lực để đẩy lùi căn bệnh này.

Số trường hợp mắc bệnh do virut trên toàn thế giới đã tăng khoảng 50% lên hơn 229.000 vào năm ngoái theo dữ liệu sơ bộ của Tổ chức Y tế Thế giới. Và WHO đã liệt “do dự tiêm vắc xin” trong top 10 mối đe doạ đối với sức khoẻ nhân loại. Số ca nhiễm tăng vọt ở Israel, Hy Lạp, Madagascar, Ukraine và Venezuela.

Trong khi sự hồi sinh của bệnh sởi không thể quy trách nhiệm cho một nguyên nhân duy nhất, thì việc cha mẹ do dự tiêm vắc-xin cho con cái đã nổi lên như một mối nguy toàn cầu. Sự lo ngại về tác dụng phụ của một số mũi tiêm, mặc dù nhiều bằng chứng bác bỏ tuyên bố năm 1998 liên quan đến vắc-xin sởi, quai bị và rubella liên quan tới bệnh tự kỷ ở trẻ em. Trong khi đó vắc xin này đang ngăn chặn khoảng 1,5 triệu trẻ nhỏ tử vong vì các bệnh có thể phòng ngừa được mỗi năm

Phong trào anti vắc xin đã tạo ra rất nhiều thông tin sai lệch, ông Howard Howard Zucker, ủy viên y tế của bang New York, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Đối với một ủy viên y tế, bác sĩ nhi khoa và một người cha, điều này thật đau lòng.

Theo một trong các kế hoạch hành động 10 năm của WHO, sởi và rubella là mục tiêu cần loại bỏ ở năm khu vực vào năm 2020, nhưng tiến độ đã bị tụt lại.

Điểm nóng số ca mắc sởi được báo cáo trên toàn cầu vào năm 2018 bởi  WHO

Các bùng phát gần đây lộ diện một lỗ hổng. Đối với bệnh sởi, căn bệnh mà có thể lây lan qua ho, hắt hơi và tiếp xúc thân thể, ngay cả ở các quốc gia nơi nó đang trên bờ vực được loại bỏ. Số lượng người không được bảo vệ bởi vacxin ở một số khu vực của Hoa Kỳ hiện đủ cao để có thể lây lan nhanh chóng nhiều mối đe dọa truyền nhiễm, các chuyên gia cho biết.

Bạn sẽ thấy sự trỗi dậy của các bênh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin khác, ông Katrina Kretsinger, lãnh đạo nhóm nghiên cứu về bệnh sởi và rubella của WHO tại Geneva. Chúng ta thấy dịch sởi bùng phát và khả năng cao sau đó có thể là dịch bạch hầu.

Bạch hầu, một bệnh do vi khuẩn ngăn ngừa bằng cách tiêm kết hợp vắc-xin uốn ván và ho gà. Bạch hầu gây tử vong ở 5 đến 10% các trường hợp, theo WHO.

Anti Vắc Xin

Tại Philippines, vụ bùng phát sởi mới nhất đã giết chết 70 người trong sáu tuần đầu năm, theo Bộ Y tế nước này.

Tại New York, hơn 200 trường hợp đã được xác nhận kể từ tháng 10, thúc đẩy nỗ lực vận động tiêm chủng, đặc biệt là giữa phụ huynh, giáo viên và giáo sĩ trong cộng đồng Do Thái chính thống, nơi bệnh sởi bùng phát vào năm ngoái thông qua du khách đến từ Israel, Ủy viên Zucker nói.

Phản kháng việc tiêm chủng đã gia tăng ở Hoa Kỳ, Úc và Châu Âu, và một số nước thu nhập trung bình. Tại Philippines, sự nghi ngờ gia tăng sau khi các quan chức chính phủ hiện tại đổ lỗi cho việc trẻ em tử vong liên quan tới vắc-xin sốt xuất huyết do chính phủ trước đó bắt đầu từ tháng 4/2016, mà không trích dẫn bất kỳ bằng chứng nào.

Theo một nghiên cứu năm ngoái của WHO và UNICEF, những nghi ngờ về rủi ro của việc tiêm chủng được coi là nguyên nhân chính dẫn đến sự do dự tiêm vắc-xin ở các nước thu nhập trung bình như Philippines và Brazil.

Các quốc gia có tỷ lệ mắc cao nhất trên một triệu người

Trước khi vắc-xin có vào năm 1963, hầu hết trẻ em ở Hoa Kỳ đều bị nhiễm bệnh trước năm 15 tuổi và có tới 4 triệu người Mỹ mắc bệnh sởi hàng năm, dẫn đến có tới 500 trường hợp tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC.

Căn bệnh này, được biết đến với phát ban ở bệnh nhân, dễ lây lan vì nó phát triển mạnh ở họng của những người bị nhiễm bệnh, làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong không khí.

Ước tính 90% những người đến gần với người bị nhiễm bệnh sẽ bị lây sởi trừ khi họ được tiêm phòng hoặc có miễn dịch tự nhiên. Virus này có thể sống trong không khí nơi người bệnh ho hoặc hắt hơi trong vòng hai giờ, theo CDC.

Với tỷ lệ tiêm phòng toàn cầu cho bệnh sởi bị đình trệ trong gần một thập kỷ ở mức 85% - xa mức cần thiết 95% để giữ cho bệnh không lây lan - nguy cơ lây nhiễm thêm rất lớn.

Ở nhiều quốc gia, không chỉ ở phương Tây, các bậc cha mẹ đã mất đi hiểu biết về     việc mắc các loại bệnh này, theo ý kiến của WHO.

Xin lưu ý, ở Việt Nam

Lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia 2019 (Việt Nam)

Nguồn Bloomberg