Ăn nhiều đường bổ sung có hại cho sức khỏe của bạn. Nó có thể dẫn đến các bệnh như béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng hiện có quá nhiều người ăn quá nhiều đường. Trên thực tế, người Mỹ trung bình có thể ăn khoảng 15 muỗng cà phê (60 gram) đường bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không trực tiếp thêm đường vào thức ăn của họ. Một phần lớn lượng đường tiêu thụ hàng ngày lại được ẩn bên trong các loại thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn, nhiều loại được bán trên thị trường được cho là tốt cho sức khỏe.

Dưới đây là 8 cách mà các công ty thực phẩm giấu hàm lượng đường trong thực phẩm.

1. Gọi đường bằng một tên khác

Đường là tên gọi chung của các loại carbs chuỗi ngắn cung cấp vị ngọt cho thức ăn của bạn. Tuy nhiên, đường có nhiều dạng và tên gọi khác nhau. Bạn có thể nhận ra một số tên trong số này, chẳng hạn như glucose, fructose và sucrose. Những tên khác sẽ khó xác định hơn. Bởi vì các công ty thực phẩm thường sử dụng các loại đường có tên lạ lạ, thành phần này có thể khó phát hiện trên nhãn.

Đường khô

Để ngăn bản thân vô tình ăn quá nhiều đường, hãy để ý các loại đường bổ sung sau trên nhãn thực phẩm:

  • Mạch nha
  • Cane juice crystals (Tinh thể nước mía)
  • Crystalline fructose (Tinh thể fructose)
  • Dextran, malt powder (bột mạch nha)
  • Ethyl maltol
  • Fruit concentrate (Nước ép trái cây cô đặc)
  • Maltodextrin
  • Maltose
  • Panela
  • Evaporated cane juice

Sirô

Đường cũng được thêm vào thực phẩm dưới dạng siro. Siro thường là chất lỏng đặc được làm từ một lượng lớn đường hòa tan trong nước. Chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

2. Sử dụng nhiều loại đường khác nhau

Thành phần được liệt kê theo trọng lượng trên thực phẩm đóng gói, với thành phần chính được liệt kê trước. Những thành phần chứa nhiều nhất sẽ được đưa lên đầu và các thành phần ít sẽ được xếp ở phần dưới.

Các nhà sản xuất thực phẩm thường tận dụng điều này để làm cho sản phẩm của họ trông có vẻ lành mạnh hơn. Nhà sản xuất sẽ chia nhỏ lượng đường bằng cách sử dụng 3-4 loại đường khác nhau.Chúng ta sẽ chỉ thấy những loại đường này xuất hiện nhỏ lẻ ở phía cuối trong danh sách thành phần, làm cho một sản phẩm có vẻ ít đường, trong khi đường là một trong những thành phần chính của nó.Vì vậy, khi bạn đọc nhãn thực phẩm, hãy để ý nhiều loại đường.

3. Thêm đường vào thực phẩm mà bạn ít ngờ tới

Thông thường, một miếng bánh hoặc một thanh kẹo có thể chứa rất nhiều đường. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất thực phẩm thêm đường vào thực phẩm không phải lúc nào cũng được coi là ngọt. Ví dụ như ngũ cốc ăn sáng, nước sốt mì Ý và sữa chua. Một số cốc sữa chua có thể chứa tới 29 gam đường. Ngay cả những ngũ cốc nguyên hạt đóng gói, có vẻ là một lựa chọn lành mạnh, cũng có thể chứa tới 16 gam đường.

Vì nhiều người không nhận ra rằng những thực phẩm này đã thêm đường nên họ không biết mình đang tiêu thụ bao nhiêu. Nếu bạn mua thực phẩm đóng gói hoặc chế biến sẵn, hãy đảm bảo bạn đã đọc nhãn và kiểm tra hàm lượng đường - ngay cả khi bạn nghĩ rằng thực phẩm đó không có đường và tốt cho sức khỏe.

4. Sử dụng đường 'lành mạnh' thay vì đường sucrose

Các công ty thực phẩm cũng làm cho một số sản phẩm của họ có vẻ lành tính bằng cách hoán đổi đường cho một chất làm ngọt thay thế được coi là lành mạnh. Những chất làm ngọt không tinh chế này thường được làm từ nhựa cây, trái cây, hoa hoặc hạt của cây. Mật hoa cây thùa là một ví dụ. Các sản phẩm có các chất tạo ngọt này thường có nhãn như “không chứa đường tinh luyện”. Điều này đơn giản có nghĩa là chúng không chứa đường trắng.

Những loại đường này có vẻ lành mạnh hơn, vì một số có thể có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn một chút so với đường thông thường và cung cấp một số chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng mà các loại đường này cung cấp thường rất thấp. Hơn nữa, đường chưa tinh chế vẫn được cholà một loại đường.

Hiện tại, không có bằng chứng nào cho thấy có lợi khi hoán đổi với một dạng đường khác, đặc biệt nếu bạn vẫn ăn quá nhiều. Các chất làm ngọt có hàm lượng đường cao phổ biến thường được cho làtốt cho sức khỏe như:

  • Siro agave
  • Siro bạch dương
  • Đường dừa
  • Mật ong
  • Siro cây phong
  • Đường thô
  • Đường mía
  • Siro củ cải đường

Nếu bạn nhìn thấy những chất tạo ngọt này trên nhãn thực phẩm, hãy nhớ rằng chúng vẫn là đường và nên ăn với lượng vừa phải.

5. Kết hợp đường bổ sung với đường tự nhiên trong danh sách thành phần

Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa, có chứa đường tự nhiên. Không giống như đường được thêm vào, chúng thường không gây lo ngại về sức khỏe. Vì một số loại trái cây dù có chứa lượng đường tự nhiên cao nhưng hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa của chúng giúp giảm thiểu sự gia tăng lượng đường trong máu. Chất xơ trong trái cây và rau quả cũng khá no, khiến bạn không tiêu thụ quá nhiều.

Ngoài ra, thực phẩm toàn phần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, 240 ml sữa chứa 13 gam đường. Tuy nhiên, bạn cũng nhận được 8 gam protein và khoảng 25% nhu cầu hàng ngày về canxi và vitamin D. Cùng một khẩu phần nhưng nước ngọt chứa gần gấp đôi lượng đường và không có các chất dinh dưỡng khác.

Hãy nhớ rằng nhãn thực phẩm không phân biệt giữa đường tự nhiên và đường bổ sung. Thay vào đó, họ liệt kê tất cả các loại đường thành một lượng duy nhất. Điều này làm cho việc xác định lượng đường tự nhiện được tìm thấy trong thực phẩm và lượng đường được thêm vào sẽ trở nên khó khăn.Tuy nhiên, nếu bạn chủ yếu ăn thực phẩm toàn phần, chưa qua chế biến - trái ngược với các mặt hàng đóng gói hoặc chế biến - thì hầu hết lượng đường bạn tiêu thụ sẽ là tự nhiên.

6. Thêm lời khẳng định về sức khỏe cho sản phẩm

Không phải lúc nào cũng dễ dàng để biết sản phẩm nào trên kệ là tốt và sản phẩm nào không. Các nhà sản xuất thường dán bao bì của họ với các khẳng định về sức khỏe, làm cho một số mặt hàng có vẻ tốt cho sức khỏe khi chúng thực sự chứa đầy đường.

Các ví dụ phổ biến nhất bao gồm các nhãn như “natural” (tự nhiên), “healthy“ (lành mạnh), “low-fat”(ít chất béo), “diet” (ăn kiêng) và “light”. Mặc dù những sản phẩm này có thể ít chất béo và calo, nhưng chúng thường được bổ sung thêm đường. Bạn hãy bỏ qua những lời khẳng định này và thay vào đó hãy đọc kỹ nhãn thực phẩm.

7. Giảm kích thước

Ngành công nghiệp thực phẩm thường xuyên làm nhỏ khẩu phần được liệt kê để làm sai lệch ý thức của bạn về lượng đường bạn đang tiêu thụ. Nói cách khác, một sản phẩm đơn lẻ, chẳng hạn như một chiếc bánh pizza mini hoặc một chai nước ngọt, có thể bao gồm nhiều phần ăn. Mặc dù lượng đường trong mỗi khẩu phần này có thể thấp, nhưng bạn thường sẽ ăn gấp hai hoặc ba lần lượng đường đó trong một lần ăn. Để tránh mắc bẫy này, hãy kiểm tra cẩn thận số lượng khẩu phần trên mỗi hộp đựng.

8. Tạo ra các phiên bản ngọt ngào của một nhãn hiệu ít đường

Các nhà sản xuất đôi khi đã dựa trên một loại sản phẩm được biết đến là có lượng đường thấp, sau đó tung ra một phiên bản mới có nhiều đường hơn. Việc này khá phổ biến với ngũ cốc ăn sáng. Ví dụ: một loại ngũ cốc nguyên hạt có ít đường có thể xuất hiện trong bao bì mới nhưng có thêm hương vị hoặc các thành phần khác nhau. Điều này có thể gây nhầm lẫn với những người cho rằng phiên bản mới cũng tốt cho sức khỏe như lựa chọn thông thường của họ. Nếu bạn nhận thấy bao bì khác nhau đối với một số mặt hàng mà mình hay mua, hãy nhớ kiểm tra nhãn thực phẩm.

Kết luận

Đường thêm vào có thể khó phát hiện. Cách dễ nhất để tránh tiêu thụ quá nhiều đường là tránh cácthực phẩm đã qua chế biến nhiều, thay vào đó hãy chọn thực phẩm tươi, chưa chế biến. Nếu bạn mua các mặt hàng đóng gói, hãy đảm bảo rằng bạn đã biết cách phát hiện đường được thêm vào trên nhãn thực phẩm.

Nguồn: healthline