Rất nhiều thông tin, rất nhiều tờ báo ở Việt Nam nói về việc chất lượng không khí đi xuống. Nhưng ngoài việc chỉ nói sơ sơ, hay phóng đại thông tin thì chi tiết và sử dụng thang đo với các tiêu chuẩn quốc tế nào thì ít có tờ báo nào đề cập. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các chỉ số để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn đo và chất lượng không khí thực tế ở Việt Nam như thế nào.

Tp. HCM

Chỉ số chất lượng không khí

Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index = AQI)

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) được các cơ quan chính phủ sử dụng để thông tin tới công chúng về mức độ ô nhiễm không khí trong một khu vực, một thành phố nào đó. Khi AQI tăng lên, đồng nghĩa với việc đại bộ phận dân số có khả năng gặp các tác hại nghiêm trọng về sức khỏe. Các quốc gia khác nhau có chỉ số chất lượng không khí khác nhau, tương ứng với các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia khác nhau. Một số trong số này là Chỉ số Sức khỏe Chất lượng Không khí AQHI(Canada), Chỉ số Ô nhiễm Không khí API(Malaysia) và Chỉ số Tiêu chuẩn Ô nhiễm PSI (Singapore).

AQI khu vực châu Á 

Phương Thức Tính AQI

AQI được tính bằng nồng độ ô nhiễm không khí trong một khoảng thời gian, thu được từ máy theo dõi không khí. Ảnh hưởng sức khỏe đối với mức độ ô nhiễm được thiết lập bởi các nghiên cứu dịch tễ học. Các nguồn gây ô nhiễm khác nhau thì ảnh hưởng khác nhau tới sức khoẻ con nguời do đó công thức tính ô nhiễm khác nhau đối với từng nguồn gây ô nhiễm không khí khác nhau. Giá trị chỉ số chất lượng không khí thường được phân thành từng nhóm. Mỗi nhóm có mô tả, mã màu và tư vấn sức khỏe được tiêu chuẩn hóa.

Hạt Mịn PM 2. 5

Các hạt trong phạm vi kích thước PM2,5 có thể đi sâu vào đường hô hấp, đến phổi. Tiếp xúc với các hạt mịn này có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, sổ mũi và khó thở. Tiếp xúc với các hạt mịn cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi và làm tình trạng hen suyễn và bệnh tim xấu đi. Các nghiên cứu khoa học đã liên kết sự gia tăng phơi nhiễm PM2.5 hàng ngày với sự tăng lượng người nhập viện với các vấn đề hô hấp và tim mạch, cấp cứu và tệ hơn là tử vong. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc tiếp xúc lâu dài với các hạt nhỏ có thể liên quan đến việc tăng tỷ lệ viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim. Những người có vấn đề về hô hấp và tim, trẻ em và người già có thể đặc biệt nhạy cảm với PM2,5.

AQI của Mỹ

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã phát triển một công thức để chuyển đổi chỉ số PM 2.5 thành giá trị chỉ số chất lượng không khí (AQI) có thể giúp thông báo các quyết định liên quan đến sức khỏe. Ý nghĩa của các giá trị số AQI có thể được nhìn thấy trong biểu đồ dưới đây.

Thang AQI Hoa Kỳ

0-50 (Tốt): Chất lượng không khí tốt, không có rủi ro về sức khoẻ
51-100 (Vừa): Chất lượng không khí chấp nhận được. Nhưng có thể ảnh hưởng tới một số rất ít nhóm người rất nhạy cảm
101 -150 (Không tốt cho nhóm người nhạy cảm): Nhóm người nhạy cảm có thể gặp ảnh hưởng sức khỏe. Phần đông dân số không bị ảnh hưởng.
151-200 (Có hại): Tất cả mọi người bắt đầu bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Các nhóm nhạy cảm có thể gặp các ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
201-300 (Rất có hại): Cảnh bánh tình trạng khẩn cấp. Toàn bộ dân số bị ảnh hưởng.
301-500 (Nguy hiểm) Toàn bộ dân số có khả năng gặp phải các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng

Dữ liệu từ Đại sứ quán và tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam

Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ Thành phố Hồ Chí Minh đã lắp đặt máy theo dõi chất lượng không khí để đo các hạt PM 2.5 tại khu vực Lãnh sự quán: số 4 đường Lê Duẩn, quận 1, Tp.HCM cũng như tại Đại sứ quán ở Hà Nội

Dựa vào dữ liệu của đo lường của đại sứ quán và tổng lãnh sự Hoa Kỳ. Tại thời điểm bài viết này ngày 14/3

Tại Hà Nội AQI là 186 tức là sát ngưỡng rất có hại, phải có cảnh báo sức khoẻ, toàn bộ dân số thành phố bị ảnh hưởng.

Tại TP.HCM AQI là 71 nằm ở ngưỡng Vừa, chấp nhận được, một số nhóm rất rất nhạy cảm có thể gặp vấn đề về sức khoẻ

Bạn có thể xem trực tiếp ở đây

Dữ liệu từ đại sứ quán Mỹ ngày 14/3/2019

So với các quốc gia khác thì như thế nào

  • Singapore: 67
  • Bangkok: 84
  • Đài Bắc: 81
  • Seoul: 50
  • Tokyo: 39
  • Beijing: 30
  • Jakarta: 76
  • New York: 39
  • London: 24
  • Paris: 53

Dữ liệu ngày 14/3/2019 từ AirVisual