Đường là một loại carbohydrate xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Cơ thể chủ yếu sử dụng carbohydrate làm nguồn năng lượng. Các nhà sản xuất thực phẩm cũng thêm đường vào nhiều sản phẩm, điều này có thể khiến lượng đường trong máu của một người trở nên quá cao. Tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì vậy các hướng dẫn khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn. Trong bài viết này sẽ thảo luận về các loại đường khác nhau và giải thích liệu cơ thể có cần chúng để hoạt động hay không.

Đường là gì?

Đường là một dạng carbohydrate. Cơ thể phân hủy tất cả carbohydrate thành đường. Có nhiều loại đường khác nhau, cấu trúc phân tử của chúng khác nhau.

Monosaccharide chỉ bao gồm một phân tử đường, làm cho chúng trở thành dạng đường đơn giản nhất, bao gồm:

  • Đường glucoza
  • Galactose, đường có trong sữa
  • Fructose, một loại đường phổ biến trong trái cây
  • Disaccharid hay polysaccharid là đường có từ hai phân tử trở lên, bao gồm:
  • Sucrose, là một dạng đường ăn thông thường
  • Lactose, một loại đường khác trong sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Tinh bột

Cơ thể phân hủy carbohydrate thành glucose, đi vào máu và hoạt động như một nguồn năng lượng. Một số loại đường, chẳng hạn như glucose, fructose và lactose, xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm và đồ uống. Thực phẩm hoặc đồ uống cũng có thể chứa nhiều đường đã qua chế biến, chẳng hạn như xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao.

Vai trò của đường đối với cơ thể

Carbohydrate là nhiên liệu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Cơ thể phân hủy thực phẩm chứa carbohydrate thành glucose, sau đó có thể đi vào máu. Một số glucose là cần thiết cho não, hệ thần kinh trung ương và các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Cơ thể có một cơ chế phản hồi tự nhiên, theo đó mức độ glucose cao sẽ dẫn đến tăng sản xuất insulin, và mức độ thấp dẫn đến giảm lượng hormone này. Cơ thể chúng ta cần có mức insulin khỏe mạnh để hoạt động bình thường. Nếu có quá ít insulin hoặc nó không còn hoạt động bình thường thì có thể phát triển bệnh tiểu đường.

Cơ thể cần đường để tồn tại?

Câu trả lời là có, cơ thể cần đường để tồn tại, nhưng đó là đường tự nhiên trong thực phẩm, không phải đường con người bổ sung vào. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), cơ thể không cần thêm đường để hoạt động khỏe mạnh. Đường tự nhiên đã có chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe. Ví dụ, khi ăn trái cây, đồng nghĩa với việc bạn đang nạp đường fructose, nhưng bên cạnh đó còn chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau từ trái cây. Hầu hết các loại thực phẩm và đồ uống có chứa thêm đường bổ sung, chẳng hạn như sô cô la và soda, đều thiếu các chất dinh dưỡng này.

Institute of Medicine đã đặt ra mức tiêu thụ carbohydrate hàng ngày được khuyến nghị cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên là 130 gam. Họ cũng khuyên rằng khoảng 45–65% lượng calo mà người lớn tiêu thụ nên là carbohydrate. Cơ thể sử dụng đường và tinh bột từ cacbohydrat để cung cấp glucose cho não và cung cấp năng lượng cho các tế bào xung quanh cơ thể. Carbohydrate cũng cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Ăn nhiều loại trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa, cùng với các nguồn cung cấp carbohydrate khác.

Lượng đường khuyến nghị hàng ngày

Chuyên gia khuyến cáo rằng ít hơn hoặc bằng 10% của calo hàng ngày nên đến từ đường bổ sung. AHA khuyến nghị lượng đường bổ sung hàng ngày tối đa dưới 36 g hoặc 9 muỗng cà phê đối với nam và dưới 25 g, hoặc 6 muỗng cà phê đối với nữ. Trẻ em từ 2-18 tuổi nên có ít hơn 25 g mỗi ngày.

Tác dụng phụ của việc tiêu thụ quá nhiều đường

Quá nhiều đường có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể làm tăng mức đường huyết dẫn đến:

  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Ung thư ruột kết
  • Bệnh ung thư tuyến tụy
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Tổn thương võng mạc
  • Tổn thương cơ và thần kinh

Mức đường huyết cao cũng có thể gây ra các vấn đề về não và làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ, ngay cả ở những người không mắc bệnh tiểu đường.

Tiêu thụ quá nhiều đường cũng có thể gây ra:

  • Sâu răng
  • Viêm nhiễm
  • Lão hóa da
  • Tăng cân và kích thước vòng eo lớn hơn
  • Béo phì

Kết luận

Đường là một loại carbohydrate xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như trái cây và rau quả. Cơ thể phá vỡ carbohydrate để tạo ra glucose, chất cần thiết để cung cấp năng lượng và hoạt động lành mạnh.

Đường bổ sung là loại đường có trong thực phẩm không có trong tự nhiên. Cơ thể không cần thêm đường để hoạt động bình thường. Nhiều người tiêu thụ quá nhiều đường từ đồ uống và thực phẩm có chứa thêm đường. Quá nhiều đường có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tiểu đường, sa sút trí tuệ và béo phì.